Tùy vào từng mục đích sử dụng mà website có thể được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau. Liệu có bao giờ bạn tò mò một website được viết bằng ngôn ngữ nào không? Làm thế nào để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì? Hãy tham khảo ngay bài viết của Kensfi ngay dưới đây để có câu trả lời nhé.
Các ngôn ngữ lập trình website thông dụng hiện nay
Sự đa dạng của các ngôn ngữ lập trình giúp việc thiết kế & phát triển web được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Các đơn vị có thể lựa chọn rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Dưới đây là các ngôn ngữ lập trình web đang được sử dụng phổ biến nhất:
C++
C++ được biết đến là ngôn ngữ lập trình web đời đầu. Ngôn ngữ này xuất hiện từ năm 1985 và được sử dụng cho tới hiện nay. C++ được người dùng lựa chọn bởi ưu điểm hiệu suất cao, linh hoạt và có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu phát triển web của từng lập trình viên.
Java
Java được phát triển bởi Oracle và chính thức đưa vào sử dụng năm 1991. Ngôn ngữ lập trình này nhận được những phản hồi tích cực về tính dễ dùng, đa năng. Lập trình viên có thể dễ dàng làm việc mọi thứ khi có sự hỗ trợ của ngôn ngữ này.
Python
Python nhận được sự tin tưởng của nhiều lập trình viên khi nó đáp ứng tốt được nhu cầu xây dựng các website và ứng dụng. Ngôn ngữ lập trình này cũng được đánh giá là đơn giản, dễ hiểu và dễ tiếp cận. Đặc biệt, Python vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
JavaScript
Ngôn ngữ lập trình JavaScript đang được sử dụng cực kỳ thông dụng. Đây cũng chính là một trong những công cụ lập trình web được đang sử dụng phổ biến nhất hiện nay. JavaScript hỗ trợ các lập trình phát triển những sản phẩm web chất lượng với hiệu ứng bắt mắt.
PHP
PHP là một ngôn ngữ lập trình cơ bản và có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu thiết kế website. Hiện nay, công cụ này được phát triển mạnh mẽ với khả năng có thể giúp hoàn thiện các web mã nguồn mở Joomla hay WordPress.
HTML
HTML là một ngôn ngữ thiết kế web dạng tĩnh, giúp bạn hoàn thiện một website thủ công hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, để sử dụng ngôn ngữ này vào lập trình web, bạn cần tiến hành nhiều công đoạn cắt ghép thủ công khá tốn thời gian. Do đó, HTML thường được dùng kết hợp với các ngôn ngữ khác khi thiết kế website. Đây cũng là ngôn ngữ cơ bản bạn cần phải sử dụng thành thạo nếu muốn ứng tuyển vào các công ty lập trình website.
ASP.NET
ASP.NET được phát triển dựa trên sự kế thừa nền tảng APS mang tới khả năng viết web tốt. Ngôn ngữ này có ưu điểm mạnh về tính linh hoạt, tính bảo mật. Chất lượng web được viết bằng ngôn ngữ này luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, chi phí xây dựng website bằng ASP.NET thường khá cao.
SQL
SQL được sử dụng phổ biến để tạo, sửa hay lấy dữ liệu từ một hệ thống liên quan trực tiếp tới quản trị cơ sở dữ liệu. Công việc tạo web động với nội dung nổi bật & phong phú cũng nhờ có SQL mà thực hiện tốt hơn.
Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì
Nếu muốn biết website được viết bằng ngôn ngữ gì, bạn sử dụng cách kiểm tra thủ công hoặc dùng tới các công cụ. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn từng cách:
Cách 1: Kiểm tra thủ công
Với cách kiểm tra thủ công, bạn có thể xem tổng quan giao diện, đường dẫn hay kiểm tra footer. Đây đều là các cách khá đơn giản, bằng mắt thường có thể đánh giá được.
Xem tổng quan giao diện
Mỗi website ở nền tảng khác nhau sẽ có cách trình bày giao diện cũng như cấu trúc khác nhau. Để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì, bạn xem tổng quan giáo diện, bố cục bài viết, cách đặt khối bình luận.
Các website trên nền tảng WordPress là dễ kiểm tra và nhận biết nhất khi sử dụng cách này.
Xem đường dẫn
Đường dẫn website cũng có dấu hiệu giúp bạn nhận biết được website đó viết bằng ngôn ngữ gì. Một số website sẽ đặt đường link có đuôi của nền tảng thiết kế.
Ví dụ: trang web có tên miền đuôi là .wordpess thì chứng tỏ website đó được lập trình trên nền tảng WordPress. Và website WordPress thường được lập trình bằng ngôn ngữ PHP.
Kiểm tra footer
Footer chính là phần dưới cùng của website, nơi cung cấp các thông tin về đơn vị sở hữu web và mã nguồn.
Sử dụng footer có lẽ là cách kiểm tra thủ công đơn giản nhất, nhưng độ chính xác của cách này không được cao. Chỉ khoảng 5% vì rất ít website sử dụng footer mặc định.
Cách 2: Sử dụng công cụ kiểm tra
Để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì một cách chính xác nhất, bạn nên sử dụng các công cụ kiểm tra. Một số công cụ kiểm tra website phổ biến như:
http://builtwith.com
Cách kiểm tra ngôn ngữ lập trình website bằng builtwith.com như sau:
- Bước 1: Bạn truy cập vào địa chỉ trang web trên.
- Bước 2: Tại mục Find out what website are built with, bạn nhập tên website/url muốn kiểm tra vào, sau đó nhấn Lookup.
- Bước 3: Thông tin website sau đó sẽ được hiển thị ra, bạn có thể xem được kết quả tại đây.
What CMS
What CMS cũng là một công cụ kiểm tra ngôn ngữ lập trình website hữu hiệu bạn có thể sử dụng. Cách dùng What CMS như sau:
- Bước 1: Truy cập địa chỉ trang web whatcms.org.
- Bước 2: Tại ô Website Url, bạn nhập địa chỉ web, sau đó nhấn chọn Detect CMS.
- Bước 3: Kiểm tra thông tin ngôn ngữ lập trình của website tại bảng xuất thông tin của CMS.
W3Techs
Tương tự như 2 công cụ trên, để kiểm tra bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào địa chỉ trang web /w3techs.com/sites.
- Bước 2: Tại ô Enter Url bạn nhập địa chỉ website vào, sau đó nhấn chọn Site infor.
- Bước 3: Xem thông tin xuất về website bạn tìm kiếm.
Cài đặt Addon Extension
Một cách nữa bạn có thể sử dụng để kiểm tra ngôn ngữ lập trình website là thông qua công cụ Addon Extension trên trình duyệt.
Đây được coi là một trong những cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Chỉ bằng một số Addon Extension hỗ trợ như Wapppalyzer là bạn sẽ biết ngay website lập trình bằng ngôn ngữ gì.
Ngoài ra, công cụ này cũng sẽ cho bạn biết được web đang kiểm tra thuộc nền tảng nào. Cách cài đặt và sử dụng công cụ cũng khá dễ dàng, bạn chỉ cần vào phần Extensions, tìm Wapppalyzer, sau đó cài đặt và sử dụng thôi.
Trên đây là 7 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn hãy lựa chọn cách kiểm tra phù hợp để tìm lời giải về ngôn ngữ lập trình cho website đang quan tâm nhé.